Tất tần tật về 8 SVĐ tại World Cup 2022
Tóm Tắt
SVĐ Lusail Iconic
Tên gọi chính thức: Lusail Iconic Tên gọi khác: không có Vị trí: TP Lusail cách Doha 23km về phía bắc Hình dáng tổng thể: chiếc đèn lồng Fanar Sức chứa: 80.000 chỗ ngồi Mặt sân: cỏ tự nhiên Chi phí xây dựng: 675 triệu USD Thời gian xây dựng: 4/2017 đến 4/2021 |
Lusail Iconic là SVĐ có sức chứa lớn nhất tại World Cup 2022. Sân đấu này có thể tiếp đón 80.000 khán giả đến xem trận đấu. Đây cũng sẽ là sân đấu tổ chức trận chung kết của giải đấu năm nay. Lusail Iconic sẽ tổ chức tổng cộng 10 trận đấu. Bao gồm: 3 trận đấu của bảng C, 2 trận của bảng G, một trận của bảng H1, 1 trận vòng 1/8, 1 trận Tứ kết, 1 trận Bán kết và trận Chung kết. Sân đấu này được khởi công xây dựng tháng 4/2017 và hoàn công vào tháng 4/2021 với tổng phí đầu tư lên đến 675 triệu đô la. Sân được thiết kê với cảm hứng từ chiếc đèn lồng của người Ả rập. Mái che hình vòng cung được lặp rất nhiều tấm năng lượng mặt trời để cung cấp cho hệ thống lám mát.
Lusail Iconic được tổ chức GSAS đánh giá là SVĐ 5 sao với đầy đủ tiện nghi. Sân có hệ thống soát vé tự động, hệ thống làm mát, khu phức hợp nhà hàng và quầy lưu niệm…. Mặt sân được trải cỏ tự nhiên 100% và hoàn toàn mới. Trước khi chính thức dùng cho World Cup thì Lusail Iconic đã tổ chức trận giao hữu giữa Al Hilal (VĐ Ả rập Saudi) và Zamalek (VĐ Ai Cập) với sự tham gia của hơn 77.000 CĐV. Sau khi World Cup 2022 kết thúc thì sân đấu này dự kiến sẽ được thu gọn lại còn 40.000 ghế và phần dư ra được dùng làm không gian cộng đồng như quán café, cửa hàng và phòng khám sức khỏe. Theo Amnesty Internacional (Tổ chức Ân xá quốc tế) thì việc xây sân Lusail Iconic đã khiến đã khiến gần 1.500 công nhân nhập cư thiệt mạng.
Những trận đấu sẽ được diễn ra tại SVĐ Lusail Iconic
SVĐ Al Bayt
Tên gọi chính thức: Al Bayt Tên gọi khác: không có Vị trí: TP Al Khor Hình dáng tổng thể: mái lều du mục Sức chứa: 60.000 chỗ ngồi Mặt sân: cỏ tự nhiên Chi phí xây dựng: 770 triệu euro. Thời gian xây dựng: 9/2015 đến 9/2018 |
SVĐ Al Bayt được thiết kế lấy cảm hứng từ chiếc lều du mục truyền thống của người Qatar. Sân có 4 giá đỡ chính để nâng mái có hình chóp dài cùng với nhưng giá đỡ phụ. Mái che của sân có thể tháo rời. Dù trên lý thuyết là nâng cấp nhưng sân này gần như được xây mới hoàn toàn với vốn đầu tư lên đến 770 triệu euro. Phía ngoài sân là một con đường hình tròn bao quanh sân để kết nối rất nhiều lối ra. Ở cổng chính của sân là một cây cầu vượt kết nối với tầng trên của sân. Họa tiết xung quanh sân là một bông hoa khổng lồ, nhìn từ trên xuống rất bắt mắt. Bên ngoài sân là khuôn viên có thể chứa 6.000 ô tô, 305 xe buýt và 1.000 taxi. Al Bayt có 60.000 chỗ ngồi với ghế màu đỏ trong đó có 1.000 chỗ dành cho báo chí. Sân cũng được GSAS đánh giá 5 sao.
Điểm nhấn bên trong Al Bayt chính là bức tường tưởng niệm với đẩy đủ hình những công nhân đã gặp nạn trong quá trình xây dựng. Hầu hết các chi tiết bên trong đều có màu đỏ. Nổi bất nhất là những cầu thang kết nối các tầng đều đỏ chói. Các mái che làm bằng màng sợi thủy tinh dệt PTFE. Bên trong mái che được sơn các họa tiết truyền thống của mái lều du mục. Đây là sân đấu khó xây và đã khiến gần 2.000 công nhân nhập cư từ Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan và Sri Lanka chết (theo The Guardian). Với sức chứa lớn thứ 2 trong 8 sân tổ chức thì Al Bayt được vinh dự tổ chứ 1 trận bán kết bên cạnh Lusail Iconic. Tổng cộng, sân đấu này sẽ tổ thức 9 trận đấu của World Cup 2022 gồm: 2 trận của bảng E, 2 trận bảng A, 1 trận bảng F, 1 trận bảng B, 1 trận 1/8, 1 trận Tứ kết và 1 trận Bán kết.
Những trận đấu sẽ được diễn ra tại SVĐ Al Bayt
SVĐ 974
Tên gọi chính thức: 974
Tên gọi khác: Ras Abu Aboud
Vị trí: Doha
Hình dáng tổng thể: thiết kế từ 974 containers
Sức chứa: 40.000 chỗ ngồi
Mặt sân: cỏ tự nhiên
Chi phí xây dựng: chưa tiết lộ
Thời gian xây dựng: 2018 đến 2021
Cho đến nay thì Qatar vẫn chưa cung cấp chi phí xây dựng của SVĐ 974. Cái tên 974 được đặt theo tổng số 974 container dùng để xây dựng sân. Ngoài ra, 974 cũng là mã vùng quốc tế của Qatar khiến NHM có thể nhớ kỹ hơn cái tên này. Những chiến container sẽ được xếp xung quanh khung sườn của sân. Mỗi thùng container đều có chức năng riêng như là phòng tắm, phòng chứa đồ, quán café. Sân được lên ý tưởng năm 2017, khởi công năm 2018 và hoàn công năm 2021 bởi Fenwik Iribarren Architects. Do được lắp ráp từ các container nên sau World Cup 2022 thì sân đấu này có thể được tháo dỡ và di chuyển đến bất kỳ địa điểm nào để tái lắp ráp. Một ý tưởng độc đáo và táo báo chưa từng có. SVĐ 974 từng là sân tổ chức 5 trận đấu thuộc giải FIFA Arab Cup 2021 trong đó có lễ khai mạc giải đấu. Tại World Cup 2022 này thì nó sẽ tổ chức 7 trận đấu. Bao gồm: 2 trận bảng G, 2 trận bảng C, 1 trận bảng D, 1 trận bảng H và 1 trận vòng 1/8.
Những trận đấu sẽ được diễn ra tại SVĐ 974
SVĐ Al Thumama
Tên gọi chính thức: Al Thumama
Tên gọi khác: không có
Vị trí: cách Doha 12km về phía Nam
Hình dáng tổng thể: chiếc nón Gahfiya.
Sức chứa: 40.000 chỗ ngồi.
Mặt sân: cỏ tự nhiên
Chi phí xây dựng: gần 600 triệu đô
Thời gian xây dựng: 2017 đến 12/2021
Đây được đánh giá là sân đấu có thiết kế đẹp và xanh nhất tại World Cup 2022. Al Thumama được lấy cảm hứng từ chiếc nón Gahfiya truyền thống của người đàn ông Hồi giáo vùng Ả rập. Sân đấu được thiết kế bởi những kỹ sư người Thổ Nhĩ Kỳ trên một khu đất rất rộng. Xung quang sân là khu công viên rongg65 đến 50.000 m2 nên vì sao nó được xem là sân đấu xanh nhất. Al Thumama tiêu tốn đến gần 600 triệu đô cùng với đó là rất nhiều lao động nhập cư đã ngả xuống với thời gian đến 4 năm thi công. Kiểu dáng của sân là một chiếc nón khổng lồ, màu trắng. Lớp bao phủ bên ngoài thiết kế thưa với nhiều hoa văn tinh xảo tựa như lớp vải dệt của chiếc mũ Gahfiya. Al Thumama nằm cạnh sân bay quốc tế Hamad và là điểm giao của những tuyến đường lớn nên rất thuận tiện đi lại. Bên trong sân cũng có thiết kế khá đơn giản với hai tông màu xanh lá và đỏ mận. Kết cấu tổng thể của sân đấu nhẹ hơn so với những sân còn lại. Al Thumama sẽ tổ chức 8 trân đấu tại World Cup 2022 này gồm: 2 trận bảng A, 2 trận bảng F, 1 trận bảng B, 1 trận bảng E, 1 trận vòng 1/8 và 1 trận Tứ kết.
Những trận đấu sẽ được diễn ra tại SVĐ Al Thumama
SVĐ Khalifa International
Tên gọi chính thức: Khalifa International
Tên gọi khác: SVĐ Quốc gia
Vị trí: thủ đô Doha
Hình dáng tổng thể: hình ngọc trai
Sức chứa: 45.416 chỗ ngồi
Mặt sân: cỏ tự nhiên
Chi phí xây dựng: chưa tiết lộ.
Thời gian xây dựng: 2014 đến 5/2017
Khalifa International được thiết kế lấy ý trưởng từ hình anh con trai và viên ngọc. Đây là nghề truyền thống của người Qatar trước đây. Nhìn từ xa thì sân đấu này đúng là một chú con trai khổng lồ với hai mảnh màu trắng lớn xòe ra 2 bên. Sân đấu này được sân dựng đầu tiên năm 1976 với chỉ 20.000 chỗ ngồi. Sau đó, nhằm chuẩn bị cho Asian Games 2006 thì Qatar đã nâng cấp Khalifa lên thành 40.000 chỗ ngồi. Hiện tại, sức chứa của sân chuẩn bị cho World Cup 2022 là 45.416 chỗ ngồi. Đây là sân đấu có diện tích mặt sân lớn nhất Qatar với vòng chạy điền kinh rất lớn. Năm 2017 thì Khalifa đã hoàn thành tiến độ và năm 2019 tổ chức FIFA Club World Cup nơi Liverpool đánh bại Flamengo để giành chức VĐ. Ban đầu, Qatar định nâng sức chứa của sân lên đến 68.000 chỗ ngồi nhưng kiến trúc sư Al-Handasah cho rằng không khả thi. Ngoài diện tích lớn thì Khalifa International còn có mặt cỏ được đánh giá cao. Sân đấu này sẽ là nơi diễn ra của 8 trận đấu sắp tới gồm: 2 trận bảng A, 2 trận bảng E, 1 trận bảng B, 1 trận bảng F, 1 trận vòng 1/8 và trận tranh hạng 3. Chi phí để nâng cấp sân vẫn chưa được tiết lộ và được dự đoán rơi vào mức gần 350 triệu đô la.
Những trận đấu sẽ được diễn ra tại SVĐ Khalifa International
SVĐ Education City
Tên gọi chính thức: Education City
Tên gọi khác: kim cương trong sa mạc
Vị trí: Al Rayyan
Hình dáng tổng thể: viên kim cương
Sức chứa: 45.350 chỗ ngồi
Mặt sân: cỏ tự nhiên.
Chi phí xây dựng: chưa tiết lộ
Thời gian xây dựng: 2016 đến 7/2020
Education City nằm ở ngoại ô thủ đô Doha và được GSAS xếp vào hạng 5 sao. Sân có tên này là do nó được bao quanh bởi các trường học và tổ chức thể thao. Sân được xây dựng trên một mô đất nhân tạo do địa hình nơi này thấp. Hai bên chiều dọc sân đều có tuyến đường chính kết nối với các đại lộ. Education City được mệnh danh là “kim cương trong sa mạc” là do có thiết kế hình khối giống viên kim cương khổng lồ. Chất liệu xây dựng được Qatar cam kết là có đến 20% thân thiện môi trường. Do nơi xây dựng sân này khá khắc nghiệt nên số nhân công thiệt mạng cũng không phải con số nhỏ. Mái che được thiết kế đan xen nhiều khối tam giác tạo cảm giác rắn chắc.
Sau World Cup 2022 thì Education City sẽ giảm sức chứa xuống còn 25.000 để phục vụ thế thao sinh viên. Bên trong sân thiết kế khá đơn giản và gọn gàng với điểm nhấn là những dãy ghế màu xanh lá cây và trắng đan xem tạo thành hoa vân bắt mắt. Năm 2019 sân này từng được chỉ định tổ chức FIFA Club World Cup nhưng do chưa hoàn công nên chuyển sang Khalifa. Đến giải FIFA Arab Cup 2021 thì Education City tổ chức 5 trận đấu. Tại World Cup 2022 tới đây thì nó sẽ đảm nhận tổ chức 8 trận đấu bao gồm: 3 trận bảng H, 2 trận bảng D, 1 trận bảng C, 1 trận vòng 1/8 và 1 trận Tứ kết. Bên trong sân này cũng có bia tưởng niệm các công nhân đã thiệt mạng trong quá trình thi công.
Những trận đấu sẽ được diễn ra tại SVĐ Education City
SVĐ Ahmad bin Ali
Tên gọi chính thức: Ahmad bin Ali
Tên gọi khác: SVĐ Al-Rayyan.
Vị trí: Al-Rayyan
Hình dáng tổng thể: hình vuông
Sức chứa: 44.740 chỗ ngồi
Mặt sân: cỏ tự nhiên
Chi phí nâng cấp: tầm 550 triệu đô la
Thời gian xây dựng: 2016 đến 2018
Được xây dựng từ năm 2001 đến năm 2015 thì SVĐ Al-Rayyan bị phá bỏ. Sau khi giành quyền đăng cai World Cup 2022 thì Qatar đã tái nâng cấp và xây mới sân nhà với tên mới Ahmad bin Ali. Chi phí để xây sân nhà tầm 550 triệu và hoàn công chỉ trong 3 năm từ 2016 đến 2018. Đây là sân đấu có kích thước tổng thể hinh vuông duy nhất trong 8 sân. Điểm nhấn của Ahamd bin Ali là rất nhiều màn hình lớn được lắp xung quanh sân để cập nhật thông tin trong suốt ngày hội bóng đá cho NHM. Sân có sức chứa 40.740 chỗ ngôi và mặt sân là cỏ tự nhiên 100%. Theo chủ nhà thì sau World Cup sân Ahmad bin Ali sẽ giảm sức chứa xuống còn 21.000 chỗ ngồi do nhu cầu sử dụng không cao. Sân đấu này sẽ đảm nhận 7 trận đấu của giải gồm: 3 trận bảng B, 2 trận bảng F, 1 trận bảng E và 1 trận vòng 1/8. Ahmad bin Ali được GSAS đánh giá 4 sao.
Những trận đấu sẽ được diễn ra tại SVĐ Ahmad bin Ali
SVĐ Al Janoub
Tên gọi chính thức: Al Janoub
Tên gọi khác: SVĐ Al-Wakrah.
Vị trí: Al-Wakrah
Hình dáng tổng thể: hình cánh của bườm thuyền Dhow
Sức chứa: 40.000 chỗ ngồi
Mặt sân: cỏ tự nhiên
Chi phí xây dựng: 587 triệu euro
Thời gian xây dựng: 2014 đến 2019
Với thời gian thi công kéo dài 5 năm cộng mức đầu tư gần 600 triệu euro thì Al Janoub đã mang một diện mạo hoàn toàn khác so với trước đó. Hiện tại, sân đấu này đã có sức chứa 40.000 chỗ ngồi và sẽ phục vụ 7 trận tại World Cup 2022. Cụ thể, sẽ có 3 trận bảng D, 2 trận bảng G, 1 trận bảng H và 1 trận vòng 1/8 diễn ra tại sân đấu này. Trước đó, Al Janoub đã tổ chức 6 trận tại giải đấu FIFA Arab Cup 2021. Thiết kế của sân được lấy cảm hứng từ cánh bườm của thuyền Dhow truyền thống Qatar. Đây là loại thuyền mà người dân trước đây dùng để đi lặn ngọc trai len lỏi qua các dòng chảy của Vịnh Ba Tư. Cạnh sân là một khu phức hợp nối liền với các khu đô thị lớn quanh thành phố. Mục đích là tạo liên kết cộng đồng cho khán giả đến sân. Điểm nổi bất của Al Janoub là nhiều giây văng đan xen liên tiếp mái vòm của sân đấu. Một điều hài hước vì ai cũng cho rằng thiết kế của sân đấu này giống bô phận sinh dục của phụ nữ nhưng nhà thiết kế Zaha Hadid đã kịch liệt phản đối. Mái của sân đấu có thể thu vào do dược làm từ vải và có nhiều dây cáp.
Những trận đấu sẽ được diễn ra tại SVĐ Al Janoub